Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh nghiem sua chua bien tan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh nghiem sua chua bien tan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Đây là bài tôi viết giành riêng để tặng 1 cậu em mà tôi chưa từng biết tên, chưa từng biết mặt hay quen biết gì mà tự nhiên khi tôi đang ngủ trưa mà cậu này hỏi tôi " A có thể dậy em sửa chữa biến tần được không ạ". Tôi cũng không mấy ngạc nhiên vì câu hỏi này, cho dù tôi chưa thành công mấy trong công việc kinh doanh của mình về việc sửa chữa biến tần, servo, máy tính công nghiệp vì công ty tôi mới thành lập và chưa có thế đứng trong nghành nhưng tôi cũng nhận được nhiều lời đề nghị như này. Nên tôi viết bài này giành tặng cho tất cả những ai đã coi trọng tôi và tôi sẽ trình bày cặn kẽ về công việc sửa chữa biến tần và ở đây là con biến tần Frenic 5000g11 mà tôi đã sửa xong.

>>>> Xem thêm : http://linhmau.com/vi/n13/May-bien-tan-ACQ810.html

Biến tần Frenic 5000G11

- Bệnh của con biến tần Frenic 5000g11 này mà tôi nhận được thông tin từ nhà máy là chạy được 1 lúc là dừng. Theo kinh nghiệm của t thì t biết lỗi nó nằm ở đâu rùi nhưng mà tôi sẽ trình bày từng bước để khảo sát kiểm tra con máy này.
- Bước trước tiên để sửa chữa biến tần là phải tháo toàn bộ các main con biến tần ra và về sinh toàn bộ các vỉ mạch để tránh nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài như bụi bẩn công nghiệp...




Modul IGBT và Thyristor chỉnh lưu

Tụ lọc DC-link
- Qua đây các bạn đã có cái nhìn sơ qua về các bộ phận của biến tần.
- Trước khi tiến hành cắm điện thử ta tiến hành đo nguội các linh kiện xem có linh kiện nào chết không
- Gắn lại các main vào vị trí cũ và tiến hành thử kiểm tra đo điện áp DC-linh, các nguồn cấp cho main vi điều khiển, màn hình, điện áp điều khiển driver khi chưa run và khi run xem có thay đổi gì không?đo tần số đầu vào để điều khiển driver bắn từ vi điều khiển đến Driver.
(Bài viết này của một thành viên Công ty RITECH đã được chia sẻ trên một số diễn đàn)

Sửa chữa biến tần uy tín tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Mình đã bước vào nghề sửa chữa thiết bị tự động hóa một thời gian. Cụ thể là sửa chữa biến tần,  servo, PLC, máy tính công nghiệp... nói chung là các thiết bị liên quan đến điện tử. Ban đầu khi bước vào nghề mình đã tìm trên mạng rất lâu để tìm ra những tài liệu cơ bản về sửa chữa những thiết bị tự động hóa này nhưng rất hiếm nhưng mình đã có cơ may gặp một cao thủ trong lĩnh vực sửa chữa thiết bị tự động hóa này chỉ dạy. Mình đã học được rất nhiều điều mà trên mạng không thể tìm thấy và mình muốn những bạn đam mê ngành này có thể có thêm 1 tài liệu để tham khảo nên mình viết một chuỗi những bài này nói về kinh nghiệm của mình về sửa chữa những thiết bị này. Đặc biệt trong bài này là biến tần. Để những thiết bị tự động hóa mà trước đây các công ty ở việt nam phải gửi đi nước ngoài sửa chữa chứ không sửa  ở Việt Nam. Để họ có cái nhìn khác. "Để chứng tỏ 1 điều chúng ta cũng có thể sửa được chứ không phải để tiền của người Việt tuôn ra nước ngoài". Đây là câu đầu tiên mà mình học trước khi học sửa chữa.

>>Xem thêm :  http://linhmau.com/vi/n13/May-bien-tan-ACQ810.html

- Đây là những kinh nghiệm đầu đời nó chưa được đúc kết nhiều nên mong các cao thủ trong ngành đừng ném gạch nhé! Mình chỉ mong mọi người comment và giao lưu thêm những kinh nghiệm bổ ích hơn thui.
- Con biến tần đầu tiên mà mình sửa là con biến tần Danfoss vlt 6000 được sản xuất tại Đan mạch.
- Thông số kỹ thuật của con này:
Công suất : 150KW 
Điện áp đầu vào 3x380Vac
Tần số nguồn 50/60Hz 
Tần số sau biến tần có thể thay đổi từ 0 – 1000Hz. 
Được thiết kế chịu được các dao động bất thường của nguồn điện, Sụt áp đột ngột, nguồn điện chập chờn, Sóng hài bậc cao, Có thể cài đặt tự động đóng lập lại khi có sự cố thoáng qua.
- Sau đây tôi sẽ giới thiệu sơ bộ về từng bộ phận chức năng của con biến tần này và quy trình sửa chữa mà t đã làm để sửa chữa con danfoss vlt 6000 này.
- Trước khi sửa chữa là tháo toàn bộ tất cả các bộ phận của con biến tần này và vệ sinh toàn bộ.
- Hình dạng con danfoss này khi tháo toàn bộ ra: 
- Main điều khiển:
- Nguồn trên main điều khiển:

- Driver điều khiển dùng 6 nguồn riêng:

- Nguồn cho màn hình và kết nối lên vỉ điều khiển của màn hình:

- Màn hình hiển thị:
- Main chỉnh lưu:

- 2 Modul công suất IGBT:

- Sau khi vệ sinh xong tất cả các bộ phận tiến hành kiểm nguội tất cả các linh kiện và kết nối vào để kiểm tra lỗi:
- Kết quả báo 
- ALARM 29 : Heat sink temperature too high
- Nguyên nhân:
    + Ambient temperature too high
    + Too long motor cable
    + Too high switching frequency.
=> Kết quả lỗi sau khi kiểm tra là 1 con LM224 chết. Con này nằm trên đường phản hồi từ trở nhiệt về vi điều khiển nên nó sẽ báo quá nhiệt.

Kinh nghiệm sửa chữa biến tần