Hiển thị các bài đăng có nhãn tai lieu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tai lieu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Máy tiện CNC Fanuc Oi-T/ Oi – MATE/18i báo lỗi:1017 HYDRAULIC FAIL?
Nguyên nhân do áp lực dầu thủy lực không đủ.

>>>> Xem thêm : http://linhmau.com/vi/n13/May-bien-tan-ACQ810.html

Cách xử lý theo thứ tự các bước sau:
- Kiểm tra mực dầu thủy lực: châm thêm dầu thủy lực đúng theo yêu cầu nhà sản xuất, thử máy hoạt động chưa?
- Nếu máy không hoạt động được, tiếp theo đo kiểm tra CB105-B7 On/Off có đóng hay chưa?
- Kiểm tra công tắc bơm dầu thủy lực chắc bị hư hay không thay công tắc này.

Máy phay Vcenter -125, (Fanuc OM control) báo lỗi:1002 Hydraulic Pump OL
Nguyên nhân:
Quá tải môtơ thủy lực: quá tải công tắc từ K104
Cácc bước xử lý:
- Kiểm tra mực dầu thủy lực trong thùng dầu phù hợp chưa?
- Kiểm tra nguồn điện cung cấp cho máy có phù hợp hay không?
- Kiểm tra rò rỉ điện ở môtơ bơm dầu thủy lực
- Kiểm tra dòng điện cài đặt qua công tắc K104 có đúng 3.3 Amps, sau khi thực hiện các công việc theo trình tự trên nhấn Reset thì kết thúc.

Máy phay CNC V40 hệ điều hành Fanuc bị sự cố: Cả bơm và máy lạnh đều không làm việc?
Nguyên nhân: Lỗi do mất nguồn điện cung cấp, hoặc do đứt cầu chì
Phương pháp xử lý:
- Kiểm tra nguồn điện cung cấp cho máy.
- Kiểm tra thay cầu chì bị hư

Máy phay Vcenter -55, (Fanuc 18M control) báo lỗi 1005 Lubrication Pressure Alarm?
Nguyên nhân:
Áp suất làm việc bơm thủy lực thấp hơn áp suất cài đặt.
Phương pháp giải quyết:
- Kiểm tra tín hiệu áp suất X1010.5
- Kiểm tra công tắc điều chỉnh áp suất còn hoạt động tốt hay không ? Hiệu chỉnh áp suất bơm dầu bôi trơn phù hợp
- Kiểm tra bơm còn hoạt động hay không, sửa chữa hoặc thay thế bơm dầu bôi trơn.

Khắc phục một số lỗi thường gặp trong máy CNC

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

Trước hết kiểm tra xem đèn trạng thái “RUN” có còn sáng không? Nếu tắt thì có thể xảy ra những nguyên nhân sau:

>>>> Xem thêm : http://linhmau.com/vi/n13/May-bien-tan-ACQ810.html


- Tín hiệu lệnh chạy của biến tần bị ngắt (dây điều khiển bị đứt hoặc bị lỏng dây ở terminal điều khiển)
-  Biến tần báo lỗi, nếu có lỗi thì biến tần sẽ dừng, hiển thị lỗi và đèn “TRIP” sẽ sáng lên.
Khắc phục:
- Kiểm tra dây điều khiển lệnh chạy của biến tần, siết lại terminal điều khiển
- Tham khảo bảng mã lỗi để khắc phục
- Liên hệ nhà cung cấp để được hỗ trợ tốt nhất
Nếu đèn “RUN” vẫn còn sáng thì có thể do:
- Tốc độ chạy của biến tần bị giảm về 0
- Motor bị kẹt cơ khí hoặc bị hư hỏng
- Board điều khiển bị lỗi



Khắc phục:
- Tăng tốc độ chạy lên bằng cách vặn biến trở hoặc bấm giữ phím UP
- Kiểm tra dây biến trở
- Giải quyết kẹt cơ khí và motor
- Liên hệ nhà cung cấp motor

Lỗi biến tần - Biến tần chạy bình thường một lúc rồi dừng?

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Mình đã bước vào nghề sửa chữa thiết bị tự động hóa một thời gian. Cụ thể là sửa chữa biến tần,  servo, PLC, máy tính công nghiệp... nói chung là các thiết bị liên quan đến điện tử. Ban đầu khi bước vào nghề mình đã tìm trên mạng rất lâu để tìm ra những tài liệu cơ bản về sửa chữa những thiết bị tự động hóa này nhưng rất hiếm nhưng mình đã có cơ may gặp một cao thủ trong lĩnh vực sửa chữa thiết bị tự động hóa này chỉ dạy. Mình đã học được rất nhiều điều mà trên mạng không thể tìm thấy và mình muốn những bạn đam mê ngành này có thể có thêm 1 tài liệu để tham khảo nên mình viết một chuỗi những bài này nói về kinh nghiệm của mình về sửa chữa những thiết bị này. Đặc biệt trong bài này là biến tần. Để những thiết bị tự động hóa mà trước đây các công ty ở việt nam phải gửi đi nước ngoài sửa chữa chứ không sửa  ở Việt Nam. Để họ có cái nhìn khác. "Để chứng tỏ 1 điều chúng ta cũng có thể sửa được chứ không phải để tiền của người Việt tuôn ra nước ngoài". Đây là câu đầu tiên mà mình học trước khi học sửa chữa.

>>Xem thêm :  http://linhmau.com/vi/n13/May-bien-tan-ACQ810.html

- Đây là những kinh nghiệm đầu đời nó chưa được đúc kết nhiều nên mong các cao thủ trong ngành đừng ném gạch nhé! Mình chỉ mong mọi người comment và giao lưu thêm những kinh nghiệm bổ ích hơn thui.
- Con biến tần đầu tiên mà mình sửa là con biến tần Danfoss vlt 6000 được sản xuất tại Đan mạch.
- Thông số kỹ thuật của con này:
Công suất : 150KW 
Điện áp đầu vào 3x380Vac
Tần số nguồn 50/60Hz 
Tần số sau biến tần có thể thay đổi từ 0 – 1000Hz. 
Được thiết kế chịu được các dao động bất thường của nguồn điện, Sụt áp đột ngột, nguồn điện chập chờn, Sóng hài bậc cao, Có thể cài đặt tự động đóng lập lại khi có sự cố thoáng qua.
- Sau đây tôi sẽ giới thiệu sơ bộ về từng bộ phận chức năng của con biến tần này và quy trình sửa chữa mà t đã làm để sửa chữa con danfoss vlt 6000 này.
- Trước khi sửa chữa là tháo toàn bộ tất cả các bộ phận của con biến tần này và vệ sinh toàn bộ.
- Hình dạng con danfoss này khi tháo toàn bộ ra: 
- Main điều khiển:
- Nguồn trên main điều khiển:

- Driver điều khiển dùng 6 nguồn riêng:

- Nguồn cho màn hình và kết nối lên vỉ điều khiển của màn hình:

- Màn hình hiển thị:
- Main chỉnh lưu:

- 2 Modul công suất IGBT:

- Sau khi vệ sinh xong tất cả các bộ phận tiến hành kiểm nguội tất cả các linh kiện và kết nối vào để kiểm tra lỗi:
- Kết quả báo 
- ALARM 29 : Heat sink temperature too high
- Nguyên nhân:
    + Ambient temperature too high
    + Too long motor cable
    + Too high switching frequency.
=> Kết quả lỗi sau khi kiểm tra là 1 con LM224 chết. Con này nằm trên đường phản hồi từ trở nhiệt về vi điều khiển nên nó sẽ báo quá nhiệt.

Kinh nghiệm sửa chữa biến tần

Gắn bên trong Biến tần là các bộ phận có chức năng nhận điện áp đầu vào cố định (với tần số cố định) và biến điện áp/tần số đó thành điện áp/tần số biến thiên ba pha để điều khiển tốc độ động cơ.
Đọc thêm "Nguyên lý hoạt động của biến tần"
- Biến tần gồm mạch chỉnh lưu, mạch một chiều trung gian (DC link), mạch nghịch lưu và phần điều khiển. Từ đó, ta có thể cụ thể hóa thành 6 bộ phận chính như sau:

a. Bộ chỉnh lưu:

Phần đầu tiên trong quá trình biến điện áp đầu vào thành đầu ra mong muốn cho động cơ là quá trình chỉnh lưu. Điều này đạt được bằng cách sử dụng bộ chỉnh lưu cầu đi-ốt sóng toàn phần.
Bộ chỉnh lưu cầu đi-ốt tương tự với các bộ chỉnh lưu thường thấy trong bộ nguồn, trong đó dòng điện xoay chiều một pha được chuyển đổi thành một chiều. Tuy nhiên, cầu đi-ốt được sử dụng trong Biến tần cũng có thể cấu hình đi-ốt bổ sung để cho phép chuyển đổi từ điện xoay chiều ba pha thành điện một chiều.
Các đi-ốt chỉ cho phép luồng điện theo một hướng, vì vậy cầu đi-ốt hướng dòng electron của điện năng từ Dòng Xoay chiều (AC) thành Dòng Một chiều (DC).

b.Tuyến dẫn Một chiều:

Tuyến dẫn Một chiều là một giàn tụ điện lưu trữ điện áp Một chiều đã chỉnh lưu. Một tụ điện có thể trữ một điện tích lớn, nhưng sắp xếp chúng theo cấu hình Tuyến dẫn Một chiều sẽ làm tăng điện dung.
Điện áp đã lưu trữ sẽ được sử dụng trong giai đoạn tiếp theo khi IGBT tạo ra điện năng cho động cơ.

c. IGBT:


Thiết bị IGBT được công nhận cho hiệu suất cao và chuyển mạch nhanh. Trong biến tần, IGBT được bật và tắt theo trình tự để tạo xung với các độ rộng khác nhau từ điện áp Tuyến dẫn Một chiều được trữ trong tụ điện.
Bằng cách sử dụng Điều biến Độ rộng Xung hoặc PWM, IGBT có thể được bật và tắt theo trình tự giống với sóng dạng sin được áp dụng trên sóng mang.
Trong hình bên dưới, sóng hình tam giác nhiều chấm biểu thị sóng mang và đường tròn biểu thị một phần sóng dạng sin.
Nếu IGBT được bật và tắt tại mỗi điểm giao giữa sóng dạng sin và sóng mang, độ rộng xung có thể thay đổi.
PWM có thể được sử dụng để tạo đầu ra cho động cơ giống hệt với sóng dạng sin. Tín hiệu này được sử dụng để điều khiển tốc độ và mô-men xoắn của động cơ.

d. Bộ điện kháng xoay chiều:

Bộ điện kháng dòng Xoay chiều là cuộn cảm hoặc cuộn dây. Cuộn cảm lưu trữ năng lượng trong từ trường được tạo ra trong cuộn dây và chống thay đổi dòng điện.
Bộ điện kháng dòng giúp giảm méo sóng hài, tức là nhiễu trên dòng xoay chiều. Ngoài ra, bộ điện kháng dòng Xoay chiều sẽ giảm mức đỉnh của dòng điện lưới hay nói cách khách là giảm dòng chồng trên Tuyến dẫn Một chiều. Giảm dòng chồng trên Tuyến dẫn Một chiều sẽ cho phép tụ điện chạy mát hơn và do đó sử dụng được lâu hơn.
Bộ điện kháng dòng Xoay chiều có thể hoạt động như một bộ hoãn xung để bảo vệ mạch chỉnh lưu đầu vào khỏi nhiễu và xung gây ra do bật và tắt các tải điện cảm khác bằng bộ ngắt mạch hoặc khởi động từ.
Có vài nhược điểm khi sử dụng bộ điện kháng, như chi phí tăng thêm, cần nhiều không gian pa-nen hơn và đôi khi là giảm hiệu suất.
Trong các trường hợp hiếm gặp, bộ điện kháng dòng có thể được sử dụng ở phía đầu ra của Biến tần để bù cho động cơ có điện cảm thấp, nhưng điều này thường không cần thiết do hiệu suất hoạt động tốt của công nghệ IGBT.

e. Bộ điện kháng một chiều:

Bộ điện kháng Một chiều giới hạn tốc độ thay đổi dòng tức thời trên tuyến dẫn Một chiều. Việc giảm tốc độ thay đổi này sẽ cho phép bộ truyền động phát hiện các sự cố tiềm ẩn trước khi xảy ra hỏng hóc và ngắt bộ truyền động ra.
Bộ điện kháng Một chiều thường được lắp đặt giữa bộ chỉnh lưu và tụ điện trên các bộ Biến tần 7,5 kW trở lên. Bộ điện kháng Một chiều có thể nhỏ và rẻ hơn Bộ điện kháng Xoay chiều.
Bộ điện kháng Một chiều giúp hiện tượng méo sóng hài và dòng chồng không làm hỏng tụ điện, tuy nhiên bộ điện kháng này không cung cấp bất kỳ bảo vệ chống hoãn xung nào cho bộ chỉnh lưu.

f. Điện trở hãm:

Tải có lực quán tính cao và tải thẳng đứng có thể làm tăng tốc động cơ khi động cơ cố chạy chậm hoặc dừng. Hiện tượng tăng tốc động cơ này có thể khiến động cơ hoạt động như một máy phát điện.
Khi động cơ tạo ra điện áp, điện áp này sẽ quay trở lại tuyến dẫn Một chiều.
Lượng điện thừa này cần phải được xử lý bằng cách nào đó. Điện trở được sử dụng để nhanh chóng “đốt cháy hết” lượng điện thừa này được tạo ra bởi hiện tượng này bằng cách biến lượng điện thừa thành nhiệt.

Nếu không có điện trở, mỗi lần hiện tượng tăng tốc này xảy ra, bộ truyền động có thể ngắt do lỗi quá áp trên tuyến dẫn một chiều.

Cấu tạo của biến tần

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

1. Biến tần là gì?
- Biến tần là thiết bị dung để chuyển đổi điện áp hoặc dòng điện xoay chiều ở đầu vào từ một tần số này thành điện áp hoặc dòng điện có một tần số khác ở đầu ra.

>>>> Xem thêm : http://linhmau.com/vi/n13/May-bien-tan-ACQ810.html

- Bộ biến tần thường được sử dụng để điều khiển vận tốc động cơ xoay chiều theo phương pháp điều khiển tần số, theo đó tần số của lưới nguồn sẽ thay đổi thành tần số biến thiên.

Sơ đồ mạch bên trong của một biến tần:
3. Nguyên lý hoạt động của biến tần:
- Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Nhờ vậy, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96. Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.

Sơ đồ chi tiết mạch điện của biến tần:

Dạng sóng điện áp và dòng điện đầu ra biến tần:

Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển. Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quy luật nhất định tuỳ theo chế độ điều khiển. Đối với tải có mô men không đổi, tỉ số điện áp - tần số là không đổi. Tuy vậy với tải bơm và quạt, quy luật này lại là hàm bậc 4. Điện áp là hàm bậc 4 của tần số. Điều này tạo ra đặc tính mô men là hàm bậc hai của tốc độ phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt do bản thân mô men cũng lại là hàm bậc hai của điện áp.
Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh kiện bán dẫn công suất được chế tạo theo công nghệ hiện đại. Nhờ vậy, năng lượng tiêu thụ xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu bởi hệ thống.
Ngoài ra, biến tần ngày nay đã tích hợp rất nhiều kiểu điều khiển khác nhau phù hợp hầu hết các loại phụ tải khác nhau. Ngày nay biến tần có tích hợp cả bộ PID và thích hợp với nhiều chuẩn truyền thông khác nhau, rất phù hợp cho việc điều khiển và giám sát trong hệ thống SCADA.

Đọc thêm "Cấu tạo của biến tần"

4. Lợi ích của việc sử dụng biến tần:
Lợi ích nhìn thấy đầu tiên là tiết kiệm điện: hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh kiện bán dẫn công suất chế tạo theo công nghệ hiện đại. Chính vì vậy, năng lượng tiêu thụ cũng xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu của hệ thống. Qua tính toán với các dữ liệu thực tế, với các chi phí thực tế thì với một động cơ sơ cấp khoảng 100 kW, thời gian thu hồi vốn đầu tư cho một bộ biến tần là khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng. Hiện nay ở Việt nam đã có một số xí nghiệp sử dụng máy biến tần này và đã có kết quả rõ rệt.
Với giải pháp tiết kiệm năng lượng bên cạnh việc nâng cao tính năng điều khiển hệ thống, các bộ biến tần hiện nay đang được coi là một ứng dụng chuẩn cho các hệ truyền động cho bơm và quạt.
Nhờ tính năng kỹ thuật cao với công nghệ điều khiển hiện đại nhất (điều khiển tối ưu về năng lượng) các bộ biến tần đang và sẽ làm hài lòng nhiều nhà đầu tư trong nước, trong khu vực và trên thế giới.
Các loại tải nên sử dụng biến tần để tiết kiệm điện:
+ Phụ tải có mô mem thay đổi (điều hòa trung tâm, bơm cấp nước, bơm quạt mát,...).
+ Động cơ luôn chạy non tải mà không thể thay động cơ được thì phải lắp thêm biến tần.
- Điểm đặc biệt nhất của hệ truyền động biến tần - động cơ là bạn có thể điều chỉnh vô cấp tốc độ động cơ. Tức là thông qua việc điều chỉnh tần số bạn có thể điều chỉnh tốc độ động cơ thay đổi theo ý muốn trong một dải rộng.  
- Sử dụng bộ biến tần bán dẫn, cũng có nghĩa là bạn mặc nhiên được hưởng rất nhiều các tính năng thông minh, linh hoạt như là tự động nhận dạng động cơ; tính năng điều khiển thông qua mạng; có thể thiết lập được 16 cấp tốc độ; khống chế dòng khởi động động cơ giúp quá trình khởi động êm ái (mềm) nâng cao độ bền kết cấu cơ khí; giảm thiểu chi phí lắp đặt, bảo trì; tiết kiệm không gian lắp đặt; các chế độ tiết kiệm năng lượng,…
- Bạn sẽ không còn những nỗi lo về việc không làm chủ, khống chế được năng lượng quá trình truyền động bởi vì từ nay bạn có thể kiểm soát được nó thông qua các chế độ bảo vệ quá tải, quá nhiệt, quá dòng, quá áp, thấp áp, lỗi mất pha, lệch pha,… của biến tần.

5. Một số điều lưu ý khi sử dụng biến tần:
- Tùy theo ứng dụng mà bạn lựa chọn bộ biến tần cho phù hợp, theo cách đó bạn sẽ chỉ phải trả một chi phí thấp mà lại đảm bảo độ tin cậy làm việc.
- Bên trong bộ biến tần là các linh kiện điện tử bán dẫn nên rất nhậy cảm với điều kiện môi trường, mà Việt Nam có khí hậu nóng ẩm nên khi lựa chọn bạn phải chắc chắn rằng bộ biến tần của mình đã được nhiệt đới hoá, phù hợp với môi trường khí hậu Việt Nam.
- Bạn phải đảm bảo điều kiện môi trường lắp đặt như nhiệt độ, độ ẩm, vị trí.
Các bộ biến tần không thể làm việc ở ngoài trời, chúng cần được lắp đặt trong tủ có không gian rộng, thông gió tốt (tủ phải có quạt thông gió), vị trí đặt tủ là nơi khô ráo trong phòng có nhiệt độ nhỏ hơn 50 độC, không có chất ăn mòn, khí gas, bụi bẩn.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, nếu không hiểu hoặc không chắc chắn thì không tự ý mắc nối hoặc thay đổi các tham số thiết đặt.
- Nhờ các chuyên gia kỹ thuật của hãng cung cấp biến tần cho bạn hướng dẫn lắp đặt, cài đặt để có được chế độ vận hành tối ưu cho ứng dụng của bạn.
- Khi biến tần báo lỗi hãy tra cứu mã lỗi trong tài liệu và tìm hiểu nguyên nhân gây lỗi, chỉ khi nào khắc phục được lỗi mới khởi động lại.
- Mỗi bộ biến tần đều có một cuốn tài liệu tra cứu nhanh, bạn nên ghi chép chi tiết các thông số đã thay đổi và các lỗi mà bạn quan sát được vào cuốn tài liệu này, đây là các thông tin rất quan trọng cho các chuyên gia khi khắc phục sự cố cho bạn. 

Nguyên lý hoạt động của biến tần

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

I, Nguyên lý hoạt động của nguồn ATX

Sơ đồ mạch tổng quát bộ nguồn ATX

Bộ nguồn có 3 mạch chính là :
+ Mạch chỉnh lưu có nhiệm vụ đổi điện áp AC 220V đầu vào thành DC 300V cung cấp cho nguồn cấp trước và nguồn chính .
+ Nguồn cấp trước có nhiệm vụ cung cấp điện áp 5V STB cho IC Chipset quản lý nguồn trên Mainboard và cung cấp 12V nuôi IC tạo dao động cho nguồn chính hoạt động ( Nguồn cấp trước hoạt động liên tục khi ta cắm điện .)
+ Nguồn chính có nhiệm vụ cung cấp các điện áp cho Mainboard, các ổ đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD Rom .. nguồn chính chỉ hoạt động khí có lệnh PS_ON điều khiển từ Mainboard.

Bộ nguồn ATX

1- Mạch chỉnh lưu
Nhiệm vụ của mạch chỉnh lưu là đổi điện áp AC thành điện áp DC cung cấp cho nguồn cấp trước và nguồn xung hoạt động.
Sơ đồ mạch như sau :
Mạch chỉnh lưu trong bộ nguồn ATX
Nguồn ATX sử dụng mạch chỉnh lưu có 2 tụ lọc mắc nối tiếp để tạo ra điện áp cân bằng ở điển giữa.
+ Công tắc SW1 là công tắc chuyển điện 110V/220V bố trí ở ngoài khi ta gạt sang nấc 110V là khi công tắc đóng => khi đó điện áp DC sẽ được nhân 2, tức là ta vẫn thu được 300V DC
+ Trong trường hợp ta cắm 220V mà ta gạt sang nấc 110V thì nguồn sẽ nhân 2 điện áp 220V AC và kết quả là ta thu được 600V DC => khi đó các tụ lọc nguồn sẽ bị nổ và chết các đèn công suất.
2. Nguồn cấp trước
+ Nhiệm vụ của nguồn cấp trước là cung cấp điện áp 5V STB cho IC quản lý nguồn trên Mainboard và cung cấp 12V cho IC dao động của nguồn chính .
+ Sơ đồ mạch như sau :
Nguồn cấp trước trong bộ nguồn ATX
R1 là điện trở mồi để tạo dao động
R2 và C3 là điện trở và tụ hồi tiếp để duy trì dao động
D5, C4 và Dz là mạch hồi tiếp để ổn định điện áp ra
Q1 là đèn công suất.
3. Nguồn chính
+ Nhiệm vụ : Nguồn chính có nhiệm vụ cung cấp các mức điện áp cho Mainboard và các ổ đĩa hoạt động
+ Sơ đồ mạch của nguồn chính như sau :
Nguồn chính trong bộ nguồn ATX
- Q1 và Q2 là hai đèn công suất, hai đèn này đuợc mắc đẩy kéo,trong một thời điểm chỉ có một đèn dẫn đèn kia tắt do sự điều khiển của xung dao động .
- OSC là IC tạo dao động, nguồn Vcc cho IC này là 12V do nguồn cấp trước cung cấp, IC này hoạt động khi có lệnh P.ON= 0V , khi IC hoạt động sẽ tạo ra dao động dạng xung ở hai chân 1, 2 và được khuếch đại qua hai đèn Q3 và Q4 sau đó ghép qua biến áp đảo pha sang điều khiển hai đèn công suất hoạt động .
- Biến áp chính : Cuộn sơ cấp được đấu từ điểm giữa hai đèn công suất và điểm giữa hai tụ lọc nguồn chính
=> Điện áp thứ cấp được chỉnh lưu thành các mức điện áp
+12V, +5V, +3,3V, -12V, -5V => cung cấp cho Mainboard và các ổ đĩa hoạt động .
- Chân PG là điện áp bảo vệ Mainboard , khi nguồn bình thường thì điện áp PG > 3V, khi nguồn ra sai => điện áp PG có thể bị mất, => Mainboard sẽ căn cứ vào điện áp PG để điều khiển cho phép Mainboard hoạt động hay không, nếu điện áp PG < 3V thì Mainboard sẽ không hoạt động mặc dù các điện áp khác vẫn có
đủ.
II, Các bước kiểm tra nguồn máy tính có hoạt động hay không



Bước 1 : Cấp điện cho bộ nguồn
Bước 2 : Đấu dây PS_ON ( mầu xanh lá cây ) vào Mass ( đấu vào một dây mầu đen nào đó )
=> Quan sát quạt trên bộ nguồn , nếu quạt quay tít là nguồn đã chạy
Nếu quạt không quay là nguồn bị hỏng .
Trường hợp nguồn vẫn chạy thì hư hỏng thường do Mainboard
III, Các bệnh của nguồn ATX
Bệnh 1 : Bộ nguồn không hoạt động, thử chập chân PS_ON xuống Mass ( chập dây xanh lá vào dây đen ) nhưng quạt vẫn không quay.
+ Nguyên nhân hư hỏng trên có thể do :
- Chập một trong các đèn công suất => dẫn đến nổ cầu chì , mất nguồn 300V đầu vào.
- Điện áp 300V đầu vào vẫn còn nhưng nguồn cấp trước không hoạt động, không có điện áp 5V STB
- Điện áp 300V có, nguồn cấp trước vẫn hoạt động nhưng nguồn chính không hoạt động.
+ Kiểm tra :
- Cấp điện cho bộ nguồn và kiểm tra điện áp 5V STB ( trên dây mầu tím) xem có không ? ( đo giữ dây tím và dây đen )
=> Nếu có 5V STB ( trên dây mầu tím ) => thì sửa chữa như
+ Trường hợp 1 ở dưới
- Nếu đo dây tím không có điện áp 5V, bạn cần tháo vỉ nguồn ra ngoài để kiểm tra .
- Đo các đèn công suất xem có bị chập không ? đo bằng thang X1Ω
=> Nếu các đèn công suất không chập => thì sửa như Trường
hợp 2 ở dưới .
=> Nếu có một hoặc nhiều đèn công suất bị chập => thì sửa
như Trường hợp 3 ở dưới
+ Sửa chữa :
- Trường hợp 1: Vẫn có điện áp 5V STB nhưng khi đấu dây PS_ON xuống Mass quạt không quay .
Phân tích : Có điện áp 5V STB nghĩa là có điện áp 300V DC và thông thường các đèn công suất trên nguồn chính không hỏng, vì vậy hư hỏng ở đây là do mất dao động của nguồn chính, bạn cần kiểm tra như sau :
Đo điện áp Vcc 12V cho IC dao động của nguồn chính
Đo kiểm tra các đèn Q3 và Q4 khuếch đại đảo pha.
Nếu vẫn có Vcc thì thay thử IC dao động.
- Trường hợp 2 : Cấp điện cho nguồn và đo không có điện áp 5V STB trên dây mầu tím , kiểm tra bên sơ cấp các đèn công suất không hỏng, cấp nguồn và đo vẫn có 300V đầu vào.
Phân tích : Trường hợp này là do nguồn cấp trước không hoạt động, mặc dù đã có nguồn 300V đầu vào, bạn cần kiểm tra kỹ các linh kiện sau của nguồn cấp trước :
Kiểm tra điện trở mồi R1
Kiểm tra R, C hồi tiếp : R2, C3
Kiểm tra Dz.
- Trường hợp 3 : Không có điện áp 5V STB, khi tháo vỉ mạch ra kiểm tra thấy một hoặc nhiều đèn công suất bị chập.
Phân tích : Nếu phát hiện thấy một hoặc nhiều đèn công suất bị chập thì ta cần phải tìm hiểu và tự trả lời được câu hỏi : Vì sao đèn công suất bị chập? bởi vì đèn công suất ít khi bị hỏng mà không có lý do .
Một trong các nguyên nhân làm đèn công suất bị chập là
1. Khách hàng gạt nhầm sang điện áp 110V
2. Khách hàng dùng quá nhiều ổ đĩa => gây quá tải cho bộ
nguồn
3. Một trong hai tụ lọc nguồn bị hỏng => làm cho điện áp điểm giữa hai đèn công suất bị lệch.
Bạn cần phải kiểm tra để làm rõ một trong các nguyên nhân trên trước khi thay các đèn công suất. Khi sửa chữa thay thế, ta sửa nguồn cấp trước chạy trước => sau đó ta mới sửa nguồn chính.
Cần chú ý các tụ lọc nguồn chính, nếu một trong hai tụ bị hỏng sẽ làm cho nguồn chết công suất, nếu một tụ hỏng thì đo điện áp trên hai tụ sẽ bị lệch ( bình thường sụt áp trên mỗi tụ là
150V ).
Cần chú ý công tắc 110V- 220V nếu gạt nhầm sang 110V thì điện áp.
Bệnh 2 : Mỗi khi bật công tắc nguồn của máy tính thì quạt quay vài vòng rồi thôi
Phân tích nguyên nhân :
Khi bật công tắc nguồn => quạt đã quay được vài vòng chứng tỏ
=> Nguồn cấp trước đã chạy
=> Nguồn chính đã chạy
=> Vậy thì nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là gì ???
Hiện tượng trên là do một trong các nguyên nhân sau :
Khô một trong các tụ lọc đầu ra của nguồn chính => làm điện áp ra bị sai => dẫn đến mạch bảo vệ cắt dao động sau khi chạy được vài giây .
Khô một hoặc cả hai tụ lọc nguồn chính lọc điện áp 300V đầu vào => làm cho nguồn bị sụt áp khi có tải => mạch bảo vệ cắt dao động.
Kiểm tra và sửa chữa :
Đo điện áp đầu vào sau cầu đi ốt nếu < 300V là bị khô các tụ lọc nguồn.
Đo điện áp trên 2 tụ lọc nguồn nếu lệch nhau là bị khô một trong hai tụ lọc nguồn, hoặc đứt các điện trở đấu song song với hai tụ .
Các tụ đầu ra ( nằm cạnh bối dây ) ta hãy thay thử tụ khác, vì các tụ này bị khô ta rất khó phát hiện bằng phương pháp đo

đạc .

Nguồn máy tính và cách sửa các lỗi thường gặp

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Hiện nay sửa chữa camera, đầu ghi hình, chuông cửa, màn hình là một lĩnh vực rất mới mẻ  và có lẽ tương lai sẽ là  ngành nghề thu hút không kém sửa chữa điện thoại và laptop.
>> Xem thêm : http://linhmau.com/vi/n13/May-bien-tan-ACQ810.html

Qua một thời gian nghiên cứu sửa chữa các thiết bị này. Hôm nay mình xin mạn phép chia sẻ 1 số kinh nghiệm mà mình rút ra được trong quá trình làm việc. Bài viết này là bài đầu tiên mình xin hướng dẫn phương pháp sửa chữa camera của bọn Tàu khựa. Các bài viết sau mình sẽ hướng dẫn phương pháp bắt bệnh và sửa chữa Đầu ghi hình, Chuông cửa màn hình.
Hiện tại mình chưa tìm kiếm được bất kỳ tài liệu nào về sửa chữa camera để tham khảo  nên bài viết này có lẽ sẽ sơ sài mong anh em trong nghề có thể bổ xung thêm để bài viết được hoàn thiện.
1.Sửa chữa camera Nso3 –IR6054E( chiếc Cam này thầy Bùi Như Phong giảng viên khoa điện tử trường DHCN Hà Nội cho mình để mình nghiên cứu nó cũng là khởi đầu trong nghiệp sửa chữa Cam của mình :D) có hiện tượng mất hình. vẫn có nguồn 12v DC. Dùng tay che cảm biến quang thấy led hồng ngoại hoạt động đo điện áp Dc tín hiệu video ra là 0V.
Cấu tạo của camera quan sát tàu hầu hết như hình thông thường có 2 main, main xử lý ảnh và main đèn hồng ngoại. Một số loại có 3 main nhưng main đèn hồng ngoại lại chia làm 2 main còn vẫn chỉ có 1 main xử lý ảnh.


Trong đó sẽ có 5 dây. 2 dây cấp nguồn cho đèn hồng ngoại 12v (cam, trắng) dây nguồn cấp cho camera 12v (đỏ đen) và dây tín hiệu video ra (vàng,đen), dây đen chính là mass chung.
Để sửa chữa camera đầu tiên ta phải cấp nguồn. Sau đó sờ xem có linh kiện nào quá nóng không. Tiếp theo là đo nguồn cấp của các linh kiện cơ bản, xem một số Ic xử lý tín hiệu và đo nguồn cấp của chúng. Đo DC tín hiệu video ra bình thường sẽ có áp gần 1V. Lớn hơn 1v thì xử lý tín hiệu bị hỏng hoặc linh kiện nào đó chập, với hiện tượng mất áp thì thường hay do nguồn.
Với chiếc camera này mất áp video. Ta kiểm tra nguồn cấp 5v cho camera.Trên Cam hầu hết sẽ dùng ic nguồn để biến đổi 12v thành 5v và linh kiện cần có và dễ dàng nhìn thấy phát hiện đó là cuộn cảm, gần cuộn cảm chính là tụ lọc nguồn luôn. Ta đo 2 đo điện áp trên tụ lọc nguồn hoặc 1 chân cuộn cảm với mass bắt buộc phải có áp 5v.



Với chiếc Cam này thì ta đo mất áp 5v sử dụng Ic nguồn  2374A.

Sơ đồ nguồn cấp của Cam

Công việc của ta chỉ cần gỡ IC nguồn và thay thế. Sau khi tháo ic nguồn ra ta cũng cần đo trở kháng sau cuộn cảm với mass để xem phần xử lý ảnh có vấn đề gì không. Không thấy chập thường thì xử lý ảnh tốt. Còn riêng cảm biến hình ảnh thì thường rất khó hỏng mình sửa từ trước tời giờ chưa gặp em nào hỏng cảm biến hình ảnh mà chủ yếu hỏng nguồn và xử lý ảnh.
Vấn đề tiếp theo cũng cần quan tâm là việc thay thế IC trên mạch. Việc dùng  khò nhiêt là không nên tại sẽ ảnh hưởng đến cảm biến hình ảnh. Việc che chắn cũng khó khăn. Nên yêu cầu trình độ hàn gỡ IC dán bằng mỏ hàn cực tốt. Được cái các IC dán trên mạch rất nhỏ nên việc gỡ bằng mỏ hàn sẽ rất dễ dàng hầu như dùng mỏ hàn có thể gỡ đc hết. Một số mạch xử lý ảnh dùng IC chân ngầm thì đành chào thua có thay được xử lý ảnh bằng khò nhiệt thì cảm biến hình ảnh lại có vấn đề.

Kinh nghiệm sửa chữa camera

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

1. Hình dạng của camera quan sát:

>> Xem thêm : http://linhmau.com/vi/n13/May-bien-tan-ACQ810.html
- Một trong số camera quan sát mà chúng tôi cung cấp và sửa chữa :


2. Sơ đồ khối của camera quan sát:

3. Nguyên lý hoạt động và chức năng của từng khối trong camera quan sát:
- Hình ảnh được đi qua ống kính và hình thành trên mặt CCD-ma trận sử dụng CFA – màng lọc màu(một tập hợp các bộ lọc quang học để hình thành tín hiệu màu) cung cấp cho các bộ chuyển đổi analog sang số (AFE ), và tín hiệu số hình thành được truyền  trực tiếp đến chip. Qua chip và bộ khuếch đại các tín hiệu video được tạo ra .
- V-Driver là chịu trách nhiệm cho sự hình thành độ sáng và quét ngang của CCD
- IRIS drive điều khiển ống kính đồng bộ tín hiệu  bên ngoài,
- RS485 kiểm soát điều khiển bộ vi xử lý như  điều khiển chiếu sáng IR, điều khiển thay thế cho các phím điều khiển OSD, ...
- Bộ nhớ Flash chứa các phần mềm điều khiển chip, người dùng có thể truy cập qua các phím điều khiển để thay thế một số các thiết lập.
- Chip I/O Giao tiếp vào ra như giao tiếp với bàn điều khiển xuất tín hiệu điều khiển led tín hiệu báo động chuyển động.
- Một chip xử lý hiện đại có rất nhiều chức năng, dưới đây là một số tính năng chính:
+ BLC - bù sáng, "BLC". Chức năng cho phép bạn để có được hình ảnh chất lượng cao ngay cả khi máy ảnh hướng đến một nguồn ánh sáng hoặc chủ đề là trong bối cảnh khu vực chiếu sáng rực rỡ. Tác động của chức năng này dẫn đến sự đảo ngược của các phần nổi bật nhất của khung hình. Hình bị tối sẽ được nổi lên.
+ Chức năng WDR (hình ảnh sẽ được đặt tỉ lệ giữa độ sáng và tối) cho phép bạn tổ chức xem cả khu vực ánh sáng và bóng tối với chất lượng tốt nhất. Vi sử lý sẽ  nhanh chóng phân chia hình thành hai phần, bao gồm các vùng tối và ánh sáng của một cảnh. Mỗi thành phần được xử lý riêng (phần tối trở thành ánh sáng sáng vẫn giữ nguyên hoặc giảm nhẹ trong sáng), sau đó hai phần được kết hợp trong khung. Nó chỉ ra các hình ảnh chất lượng cao cùng một vùng tối và ánh sáng xử lý. Ngoài độ sáng và tự động điều chỉnh độ tương phản hình ảnh.
- DNR (Digital Noise Reduction): giảm nhiễu  màu trong môi trường ánh sáng thấp.
- AGC : video tự động tăng lên đến tiêu chuẩn.
- SENS-UP: Cho phép quan sát ở ánh sáng rất thấp.
Chế độ Ngày/Đêm. Chế độ ban chỉ cho hình đen trắng và sự kết hợp với IR chiếu sáng từ một bộ cảm biến bên ngoài.
- BẢO MẬT: 
+ Khả năng khoanh khu vực trong các video. Từ 4 đến 12 tùy thuộc vào chip. Nhận biết chuyển động + điều chỉnh độ nhạy và vị trí trong việc phát hiện chuyển động khung.
- DIS (Digital Image Stabilization): kỹ thuật số hệ thống ổn định hình ảnh. 
=> Việc nắm bắt được cấu tạo và chức năng từng khối trong camera quan sát sẽ giúp đỡ rất nhiều thời gian trong việc chuẩn đoán bệnh để sửa chữa camera. 

Cấu tạo của camera quan sát