Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Công nhân Samsung, Nokia VN: Làm phòng “sạch” vẫn có thể ung thư

Một kết quả nghiên cứu vừa được công bố gây nên mối lo ngại về nguy cơ bênh tật, đặc biệt là ung thư ở môi trường lắp ráp các thiết bị điện tử.







GS.TSKH Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện hóa học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã nói về những lo ngại trước kết quả nghiên cứu về: "Đánh giá tác động ban đầu về an toàn môi trường và sức khỏe nghề nghiệp trong một số nhà máy sản xuất, lắp ráp điện tử tại Việt Nam" của Trung tâm hội nhập và phát triển vừa công bố.
Ảnh
Công nhân làm việc trong phòng kín mà có chất độc thì dù dưới tiêu chuẩn cho phép vẫn hại.

Dưới tiêu chuẩn cho phép vẫn độc
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm đã thực hiện chương trình khảo sát tại 3 kiểu nhà máy sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử: Nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp sản phẩm điện tử hoàn chính (Máy tính và điện thoại); Nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh (Máy in); Nhà máy gia công các chi tiết, linh kiện điện tử. Và đại diện là một số tập đoàn lớn như Intel, Nidec Foxcon, Samsung, Nokia,... đang có các nhà máy sản xuất đóng đô tại Việt Nam.
Tất cả đều có đặc điểm chung về môi trường lao động là phòng “sạch” để đảm bảo độ sạch của sản phẩm. Làm việc trong phòng kín, với hệ thống điều hòa, luôn có sự chênh lệch nhiệt độ so với ngoài trời từ 5 - 12 độ.
Kết quả đo các yếu tố hóa học 767 mẫu đều dưới tiêu chuẩn cho phép ở mọi công đoạn sản xuất. Sử dụng phương pháp đặc biệt để xác định hơi hóa chất ở khu vực lắp ráp là các dạng hơi axít và hơi dung môi hữu cơ toluen, xylen, các hợp chất benzen và đồng đẳng của benzen. Kết quả đo đều nhỏ hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
Tuy nhiên, GS.TSKH Trần Văn Sung khẳng định người lao động làm việc trong môi trường này chắc chắn là nguy hiểm bởi vì hóa chất khi hít vào cơ thể có người đào thải kém thì lưu trong gan, tế bào, người đào thải tốt thì sẽ thải ra được (vì tùy theo cơ địa).
“Nhưng có một điều chắc chắn nếu vẫn làm việc trong môi trường đó thời gian dài thì là độc hại kể cả nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép”, GS Trần Văn Sung khẳng định.
Theo đó, ông phân tích thêm, nếu các chất này đã có ở trong môi trường làm việc quanh năm suốt tháng cả cuộc đời là có vấn đề. Nhất là với những phòng làm việc có điều hòa, càng nguy hiểm vì khí không thoát được ra ngoài.

Phải nhanh chóng rà lại

Theo GS Trần Văn Sung, hiện Việt Nam cứ tin vào tiêu chuẩn cho phép nhưng ông cho rằng phải hiểu tiêu chuẩn cho phép là trong bối cảnh để xác định một mẫu. “Còn nếu môi trường này cứ theo con người suốt cả đời, thì phải khác. Người ta cứ hít vào và tích lũy trong cơ thể, nhất là benzen gây ung thư rất mạnh”, GS Sung cảnh báo.
Do vậy ông cho rằng, các nhà chức trách có vai trò quản lí nhà nước là Bộ Tài nguyên và Môi trường phải nghiên cứu, vào cuộc.
“Không thể căn cứ vào số đo một lần và tiêu chuẩn chung chung mà phải xét đặt trong bối cảnh người lao động làm việc, sống trong môi trường đó liên tục và khả năng đào thải của cơ thể sẽ như thế nào, sẽ tích lũy ngày này qua tháng khác, hậu quả thế nào.
Về vấn đề này chưa có ai nghiên cứu cụ thể. Do vậy cơ quan quản lí nhà nước phải vào cuộc chứ không nên để dân phản ánh rồi mới vào cuộc thì muộn rồi”, ông Sung nói.
Nhóm nghiên cứu kiến nghị phải soát xây dựng hệ thống quy chuẩn an toàn vệ sinh lao động về hóa chất, điện từ trƣờng, phóng xạ; đảm bảo an toàn cho ngƣời lao động và tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế. Cần tiến hành các biện pháp can thiệp để bảo vệ người lao động như lập hệ thống hồ sơ theo dõi sức khỏe của ngƣời lao động trước – trong và sau quá trình làm việc ở các nhà máy điện tử. Tăng cường chất lượng công tác khám sức khỏe định kì và phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp.
Còn TS Sung kiến nghị các cơ quan có trách nhiệm phải nghiên cứu cả tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam hiện như thế nào. Đặc biệt phải tìm hiểu xem quốc tế làm việc trong điều kiện thế nào, có máy hút mùi, khử mùi, khử hóa chất hay không?... phải xem xét trong điều kiện tổng thể.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét